In kỹ thuật số (KTS) khổ lớn hay còn gọi là in phun quảng cáo là một trong những dịch vụ in phát triển mạnh mẽ và sôi động nhất thị trường in ấn quảng cáo hiện nay, phụ vụ cho các nhu cầu in bạt Hiflex, in PP, in Decal, in Backlit film,… được sủa dụng làm biển quảng cáo, banner hay hộp đèn quảng cáo,…
In khổ lớn kỹ thuật số là phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số. In kỹ thuật số thường được dùng trong kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp đối với các nhu cầu in nhanh với số lượng vừa và nhỏ. Máy in laser và máy in phun là 2 trong nhiều loại máy được sử dụng trong in ấn kỹ thuật số. Sản phẩm in kỹ thuật số thường có giá thành cao hơn so với in offset, nhưng bù lại in kỹ thuật số thường cho phép người dùng in nhanh hơn, in theo yêu cầu và có thể thay đổi chi tiết một số hình ảnh trên mỗi bản in. Những cải tiến trên máy in kỹ thuật số giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và nhân công làm cho phương pháp in này được ưa chuộng hơn so với in offset, giúp việc in ấn thương mại với hàng trăm nghìn bản in nhưng chi phí lại vô cùng thấp.
Với tính linh hoạt về nội dung, kích thước cũng như số lượng yêu cầu nên việc sử dụng in kỹ thuật số khổ lớn đáp ứng hiệu quả cho việc in biển quảng cáo ngoài trời, in pano, áp phích khổ lớn có kích thước khác nhau trong thời gian thực hiện nhanh chóng và và quy trình in ấn cũng rất đơn giản.
Một số ưu điểm của in KTS:
- Chi phí thiết lập in ấn thấp hơn nhiều lần so với phương phấp sử dụng bản in. Khi in số lượng ít, sử dụng phương pháp in kỹ thuật số sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn một cách đáng kể.
- In kỹ thuật số nhanh, tiết kiệm thời gian và có thể chỉnh sửa hình ảnh in ngay khi máy in đang hoạt động.
- Ảnh in kỹ thuật số có nhiều kích cỡ, máy in kỹ thuật số hiện nay có thể in ảnh có kích cỡ vài milimet đến kích thước tối đa 5m chiều ngang. Nếu kích cỡ ảnh quá lớn có thể in chia nhỏ thành nhiều phần và ghép lại. In kỹ thuật số có thể in trên vải, gỗ, màng mỏng,…
- Mẫu in thử để so sánh màu chuẩn có chi phí thấp hơn so với in offset.
- Có thể thay đổi hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung cho từng bản in trong một lần in.
Sự khác biệt giữa in kỹ thuật số và phương pháp in truyền thống là không có bản in được sử dụng. In kỹ thuật số sử dụng các chất liệu in như giấy, giấy ảnh, vải, bạt Hiflex, PP, Decal, backlit film, thủy tinh, kim loại, đá cẩm thạch và các chất liệu khác,…Các chất liệu được sử dụng trong in kỹ thuật số:
Sau đây là một số ấn phẩm chất lượng nhất mà inkholonkts.com sử dụng để sản xuất in kỹ thuật số:
1. In Hiflex:
In Hiflex hay in bạt hiflex được quy tụ vào nhóm in kỹ thuật số khổ lớn vì bề mặt vật liệu là một loại bạt in, đó là một loại nhựa PVC có 2 mặt, một mặt màu trắng sữa, một mặt màu trắng đục (màu xám nhẹ). Bạt Hiflex có thể chịu được mưa nắng, độ co giãn tốt, giữ màu tốt từ 1 đến 3 năm, máu sắc đậm thì độ bền màu sẽ lâu hơn.
Theo thị hiếu của nhiều người tiêu dùng, dùng hiflex trong việc làm dù che quảng cáo, bạt, mái che, banner, biển hiệu, hộp đèn,…nhằm làm sản phẩm in có màu sắc đẹp, sắc nét, bóng bẩy. Các banner quảng cáo ngoài trời có khổ in rộng có thể dễ dàng ghép nối tạo các banner dài hàng chục mét mà độ chính xác hình ảnh vẫn được đảm bảo.
Công nghệ in Hiflex kỹ thuật số có chất lượng cao, chịu nhiệt tốt, độ bền cao, giá thành thấp nên rất phù hợp để làm biển hiệu, banner, tổ chức sự kiện, quảng cáo,…nhằm tô lên vẻ đẹp, thể hiện quy mô, tầm cỡ cũng như tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức chương trình.
2. In PP:
In PP là tên một loại giấy trong ngành in kỹ thuật số. Chất liệu dùng để in PP là màng nhựa PVC, mặt sau có keo hoặc không có keo, sau khi in xong sẽ được phủ lên một lớp màng bóng hoặc màng mờ (lớp bảo vệ). PP có nhiều loại khổ như: 91cm, 107cm, 127cm, 154cm
In PP có 2 loại: PP trong nhà và PP ngoài trời
- PP trong nhà: thường dùng chất liệu PP này để làm giấy dán tường, dán cửa kính, ảnh trưng bày triển lãm, trang trí trong nhà, poster dán trong các rạp chiếu phim, sân khấu,… vì chất liệu này có lớp keo dính chắc chắn, khó có thể gỡ bỏ.
- PP ngoài trời: in PP ngoài trời được các công ty sự kiện sử dụng để làm banroll, banner, biểu ngữ, poster quảng cáo, kệ X sau khi in, standee,… với chất liệu này, nhà kinh doanh có thể yên tâm với chiến lược của mình.
3. In Decal:
Decal là viết tắt của từ Decalcomania có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Decal là một loại nhãn tự dính do có tráng sẵn lớp keo tự dính, có thể dính dưới tác dụng của áp lực. Decal sử dụng lớp keo tự dính nhờ làm ướt và khô đi hoặc nung nóng, lớp keo được tráng sẵn sẽ dính vào vật liệu cần dính nhờ một lực ấn nhẹ.
Decal thường được cấu tạo bởi 4 lớp:
- Lớp mặt là giấy, màng nhựa hay vải. Lớp mặt dùng để in hoặc viết chữ,và có thể tráng thêm một lớp màng mỏng để chống ẩm và ngăn bụi.
- Lớp keo được phủ lên mặt đáy của lớp mặt.
- Lớp silicon hay PE- silicon được phủ lên mặt trên của lớp đế ngăn cách keo không dính vào lớp đế.
- Lớp đế có thể là giấy Kraft hay Glassine bảo vệ lớp keo khi chưa sử dụng.
Ứng dụng của Decal: Decal được sử dụng để làm nhãn bao bì, nhãn xe hơi, xe máy, đồ điện tử, nhãn hàng tiêu dùng, logo sản phẩm, nhãn mỹ phẩm, poster quảng cáo,…Decal được chia làm 3 loại: Decal trắng sữa, decal trong, decal lưới.
4. Backlit film:
Backlit film là một loại vật liệu trong suốt thường dùng trong in kỹ thuật số. Backlit film được cấu tạo từ Polimer nên có tính đanh và giòn hơn Decal nhựa hoặc PP. Bề mặt của Backlit film cũng láng bóng hơn so với các chất liệu khác nên tính thẩm mỹ của backlit film cũng cao hơn.
Backlit film có 2 loại:
- Loại có keo: dùng để dán lên các bề mặt trong suốt như kính hoặc mica.
- Loại không có keo: thường được kẹp giãu 2 tấm vật liệu trong suốt, nó được ưa chuộng đối với những người thường xuyên phải thay đổi nội dung quảng cáo.
Backlit film thường được ứng dụng rộng rãi trong các shop thời trang, thẩm mỹ viện, nhà hàng, siêu thị, rạp chiếu phim, làm poster quảng cáo, hộp đèn,…nhờ hiệu ứng rọi đèn từ bên trong nên có thể thu hút nhiều ánh nhìn và là phương pháp quảng cáo hiệu quả nhất.
Ngoài ra còn có các chất liệu in khác như vải silk, canvas,…